Phân tích bài thơ Thương Vợ hay nhất

Các bài mẫu phân tích bài thơ Thương Vợ của tác giả Tú Xương dưới đây chắc chắn sẽ là tài liệu cần thiết cho các em học sinh lớp 11 chuẩn bị cho các kì thi sắp tới. Hôm nay Top 10 Branding sẽ tổng hợp Top 15 bài phân tích bài thơ Thương Vợ của Tràn Tế Xương hay nhất. Hãy cùng cúng tôi tìm hiểu nhé!

Xem thêm:

Dàn ý Thương Vợ

Sơ đồ tư duy Thương Vợ

#phantichbaithothuongvo #danythuongvo #sodotuduythuongvo

Phân tích bài thơ Thương Vợ của Tràn Tế Xương

Thơ xưa viết về người vợ đã ít, mà viết về người vợ khi còn sống càng hiếm hoi hơn. Các thi nhân thường chỉ làm thơ khi người bạn trăm năm đã qua đời. Kể cũng là điều nghiệt ngã khi người vợ đi vào cõi thiên thu mới được bước vào địa hạt thi ca.

Bà Tú Xương có thể đã phải chịu nhiều nghiệt ngã của cuộc đời nhưng bà lại có niềm hạnh phúc mà bao kiếp người vợ xưa không có được: Ngay lúc còn sống bà đã đi vào thơ ông Tú Xương với tất cả niềm thương yêu, trân trọng của chồng. Trong thơ Tú Xương, có một mảng lớn viết về người vợ mà bài Thương vợ là một trong những bài xuất sắc nhất.

Tình thương vợ sâu nặng của Tú Xương thể hiện qua sự thấu hiểu nỗi vất vả gian lao và phẩm chất cao đẹp của người vợ.

Câu thơ mở đầu nói hoàn cảnh làm ăn buôn bán của bà Tú. Hoàn cảnh vất vả, lam lũ được gợi lên qua cách nói thời gian, cách nêu địa điểm. Quanh năm là suốt cả năm, không trừ ngày nào dù mưa hay nắng. Quanh năm còn là năm này tiếp năm khác đến chóng mặt, đến rã rời chứ đâu phải chỉ một năm. Địa điểm bà Tú buôn bán là mom sông, cái doi đất nhô như lời giới thiệu, lại như một bối cảnh làm hiện lên hình bà Tú tần tảo, tất bật ngược xuôi:

Quanh năm buôn bán ở mom sông.

Thấm thía nỗi vất vả, gian lao của vợ, Tú Xương mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói về bà Tú. Có điều hình ảnh con cò trong ca dao đầy tội nghiệp mà hình ảnh con cò trong thơ Tú Xương còn tội nghiệp hơn. Con cò trong thơ Tú Xương không chỉ xuất hiện trong cái rợn ngợp của không gian (như con cò trong ca dao) mà cái rợn ngợp của thời gian.

Chỉ bằng ba từ khi quãng vắng tác giả đã nói lên được cả thời gian, không gian heo hút, rợn ngợp, chứa đầy lo âu cái rợn ngợp của thời gian, đã làm hao hụt cả ý thơ. So với câu ca dao: Con cò lặn lội bờ sông, câu thơ của Tú Xương:

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Là cả một sự sáng tạo. Cách đảo ngữ – đưa ra từ lặn lội lên đàu câu, cách thay từ – thay từ con cò bằng thân cò, càng làm tăng nỗi vất vả gian truân của bà Tú. Từ thân cò gợi cả nỗi đau thân phận, so với từ con của Tú Xương cũng sâu sắc, thấm thía hơn.

Nếu câu thơ thứ ba gợi nỗi vất vả đơn chiếc thì câu thứ tư lại làm rõ sự vật lộn với cuộc sống của bà Tú:

Eo sèo mặt nước buổi đò đông

Câu thơ gợi cảnh chen chúc, bươn bả trên sông nước của những người buôn bán nhỏ. Sự cạnh tranh chưa đến mức sát phạt nhau nhưng cũng không thiếu lời qua tiếng lại. Buổi đò đông đâu phải là ít lo âu, nguy hiểm hơn khi quãng vắng. Trong ca dao, người mẹ từng dặn con: Con ơi nhơ lấy câu này / Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua. “Buổi đò đông” không chỉ có những lời phàn nàn, mè nheo, cau gắt, những sự chen lấn xô đẩy mà còn chứa đầy bất trắc hiểm nguy. Hai câu thực đối nhau về ngữ (khi quãng vắng đối với buổi đò đông) nhưng lại thừa tiếp nhau về ý để làm nổi bật sự vất vả gian truân của bà Tú: đã vất vả, đơn chiếc, lại thêm sự bươn bả trong hoàn cảnh chen chúc làm ăn.

Hai câu thực nói thực cảnh bà Tú đồng thời cho ta thấy thực tình của Tú Xương: tấm lòng xót thương da diết.

Cuộc sống vất vả gian truân càng ngời lên phẩm chất cao đẹp của bà Tú. Bà là người đảm đang tháo vát:

Nuôi đủ năm con với một chồng

Mỗi chữ trong câu thơ Tú Xương đều chất chứa bao tình ý, từ đủ trong nuôi đủ vừa nói số lượng, vừa nói chất lượng. Bà Tú nuôi đủ cả con, cả chồng, nuôi đảm bảo đến mức: “Cơm hai bữa: cá kho rau muống – Quà một chiều: khoai lang, lúa ngô” (Thầy đồ dậy học).

0コメント

  • 1000 / 1000