Phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát hay nhất

Các bài mẫu phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát của tác giả Cao Bá Quát dưới đây chắc chắn sẽ là tài liệu cần thiết cho các em học sinh lớp 11 chuẩn bị cho các kì thi sắp tới. Hôm nay Top 10 Branding sẽ tổng hợp Top 15 bài phân tích bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát hay nhất. Hãy cùng cúng tôi tìm hiểu nhé!

Xem thêm:

Dàn ý Bài ca ngắn đi trên bãi cát

Sơ đồ tư duy Bài ca ngắn đi trên bãi cát

#phantichbaicanganditrenbaicat #danybaicanganditrenbaicat #sodotuduybaicanganditrenbaicat

Phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát

Cao Bá Quát nổi tiếng trong lịch sử không chỉ bởi tài văn hay chữ đẹp hơn người. Đương thời và sau này tôn vinh, ngưỡng mộ ông còn bởi nhân cách cao khiết, khí phách hiên ngang, đặc biệt là tư tưởng tự do, phóng khoáng, hoài bão vượi lên trên những tù túng của thời đại để sống có ích, có nghĩa. Tuy nhiên, sống trong thời kì chế độ phong kiến đang khủng hoảng trầm trọng, Cao Bá Quát sớm phải mang nỗi bi phẫn của người trí thức ôm ấp nhiều lí tưởng lớn cao đẹp nhưng cuối cùng thất vọng và bế tắc trên con đường; mình đã lựa chọn. Bài ca ngắn đi trên bãi cát là khúc ca của nỗi niềm bi phẫn ấy.

Để thể hiện tâm trạng cửa mình, tác giả đã xây dựng trong tác phẩm hai hình ảnh giàu ý nghĩa: hình ảnh hãi cát và hình ảnh người đi trên bãi cát. Hình linh bãi cát trong bài trước hết là hình ảnh có thực, nó gắn liền với hành trình vào kinh ứng thí của nhà thơ.

Khi đi đọc dải đất miền Trung, Cao Bá Quát đi bao lần nhìn thấy khung cảnh những Cồn cát mênh mông trải dài trong nắng và gió Lào khắc nghiệt, bao lần thấm thìa nối nhọc nhằn khổ ái khi bước đi trên cát.

Cảnh đó trở thành một ấn tượng đậm nét trong tâm trí nhà thơ và khi đi vào tác phẩm đã mang một ý nghĩa tượng trưng đặc sắc. Những bãi cát dài mênh mông, bãi cát này nối tiếp bãi bãi cát khác: Bãi cát dài bãi cát dài đường công danh mờ mịt nhọc nhằn của tác già và của bao trí thức dương thời.

Con đường ấy kéo dài tường như vô tận với biết bao chông gai hiểm trở đang chờ dợi người lữ khách. Cùng với hình ảnh – bãi cát, hình ảnh đường ghê sợ ; phía bắc núi bắc, núi muôn trùng; phía nam núi Nam, sóng dạt dào là hình ảnh tượng trưng cho con đường đời không lối thoát đang mở ra trước mắt nhà thơ.

Gắn liên với hình ảnh bãi cát là hình ảnh người đi trên bãi cát. Bãi cát dài mênh mông, vô tận, người lữ hành mải miết, cặm cụi đi trong mệt mỏi đau khổ.

Đi một bước như lùi một bước

Mặt trời đã lặn, chưa dừng được

Lữ khách trên đường nước mắt rơi

Thấm thía cái nhọc nhằn, gian truân, khổ ải của hành trình đi tìm công danh, đặc biệt ý thức về. cái vô nghĩa, phù phiếm của danh lợi, người lữ hành bắt đầu suy ngẫm về con đường mình đã lựa chọn.

Không học được tiên ông phép ngủ

Trèo non, lội suối,giận khôn vơi

Xưa nay, phường danh lợi

Tất tả trên đường đời

Đầu gió hơi men thơm quán rượu

Người say vô số, tỉnh bao người

Nỗi băn khoăn càng lớn khi người đi đường nhận rõ thực tại trước mắt mình :

… Đường bằng mờ mịt

Đường ghê sợ còn nhiều đâu ít

…..

Phiá bắc núi Bắc, núi muôn trùng

Phía nam núi Nam, sóng dào dạt

Nên đi tiếp-hành trình còn dang dở hay dừng lại, từ bỏ nó ? Tính sao đây ? Đi tiếp thì không đành mà dừng lại cũng không được. Nỗi trăn trở cùa nhà thơ đến đây rơi vào bế tắc. Khúc ca cùng đường đã cất lên trong nỗi bi phẫn của một con người đã không thể nào tìm thấy hướng đi như mong muốn giữa cuộc đời mờ mịt.

Kết thúc bài thơ là một hình ảnh cũng là một câu hỏi chưa có lời giải đáp : Anh đứng làm chi trên bãi cát ? Người lữ hành sau nhiều day dứt, trăn trờ cuổi cùng vẫn chưa thể có một bước đi dứt khoát nào, đành đứng chôn chân giữa sa mạc cuộc đời.

Hình ảnh bãi cát và người đi trên bãi cát chính là hình ảnh của nhà thơ cũng như bao trí thức đương thời trong những năm tháng đen tối, mờ mịt của chế độ phong kiến. Dẫu có bế tắc, vô vọng song qua nỗi niềm bi phẫn ấy đã cho thấy dấu hiệu rõ nét của một sự thức tỉnh đáng quý của những kẻ sĩ đương thời trước con đường công danh truyền thống và trước hiện thực xã hội.

Hình ảnh bãi cát và người di trên bãi cát là những sáng tạo nghệ thuật đặc sắc, giàu ý nghĩa xuất phát từ hiện thực thiên nhiên, hiện thực xã hội và hiện thực tâm trạng của Cao Bá Quát. Những hình ảnh đó không chí góp phần thể hiện những nỗi niềm tâm sự riêng của nhà thơ mà còn phản ánh cảnh ngộ con người một thời, nhiều thời nếu cùng cảnh ngộ. Trong bối cảnh tư tưởng phong kiến buổi mạt kì trùm bóng đen hắc ám của nó xuống tư tưởng con người, bài thơ Bài cơ ngân đi trên hãi cát của Cao Bá Quát thể hiện một sự vận động lớn lao trong tư tưởng nghệ thuật của thời đại.

0コメント

  • 1000 / 1000